Nguyên lý & cấu tạo bộ lọc khí điều áp (Air Preparation)

Ngày đăng : 03/11/2021

Nhiệm vụ chính của bộ lọc khí: là lọc tách nước và loại bỏ các chất bẩn có trong khí nén, đồng thời giúp duy trì và điều chỉnh áp suất trong các thiết bị truyền động

1, Cấu tạo chính:
 + Bộ lọc (Filter)
 + Van điều chỉnh áp suất (điều áp)  (Regulator)
 + Van tra dầu (Lubricator)

Bộ lọc:
có chức năng tách hơi nước và loại bỏ các tạp chất ra khỏi lượng khí nén đầu ra

Van điều chỉnh áp suất (điều áp):
có chức năng điều chỉnh và giữ áp suất luôn ở mức ổn định

 

Van tra dầu
có tác dụng bôi trơn, giúp giảm lực ma sát, sự ăn mòn và gỉ sét của các phần tử trong hệ thống điều khiển.

 

2, Nguyên lý hoạt động:
Khí nén qua các đường ống dẫn vào bộ lọc => Khí sẽ được làm sạch sau đó đi qua cổng để vào thiết bị điều áp => Người vận hành kiểm tra theo dõi áp suất nếu vượt ngưỡng hoặc không ổn đình thì sẽ điều chỉnh cho phù hợp => Sau khi áp suất bình thường khí nén sẽ đi đến van tra dầu, mang theo các hạt dầu li ti đến với các thiết bị làm việc.
   < Video Minh họa>
 
3, Phân loại bộ lọc khí nén 
a, Theo chức năng
Bộ lọc hạt: được thiết kế riêng cho môi trường mà khí nén chứa nhiều các hạt bụi bẩn kích thước tương đối và lớn như hạt sắt, bụi, nhôm,…
Bộ lọc than hoạt tính: còn có tên gọi khác là bộ lọc hơi, chuyên dành cho những hệ thống sử dụng khí nén có mùi hoặc chất hữu cơ có mùi gây khó chịu
Bộ lọc hợp nhất: là bộ lọc có sự kết hợp của tất cả các chức năng như lọc bụi, lọc dầu, lọc nước. Bộ lọc cho phép khả năng loại bỏ những hạt bụi có kích cỡ bé tới 0.1 mm có trong luồng khí nén. Đây là một thiết bị lọc đang được ứng dụng rộng rãi vì đa chức năng, tiện lợi cho mọi hệ thống.
Bộ lọc nạp khí nén: Bộ lọc này cho phép lấy nước trong quá trình lọc.Nếu bạn cần hệ thống khí nén làm việc trong môi trường hóa chất độc hại thì lựa chọn bộ lọc nạp khí nén là hoàn toàn chính xác. Bên cạnh việc lọc loại bỏ chất ô nhiễm có kích thước 0.3 µm thì nó còn nạp nước trong quá trình lọc. 
b, Theo chân ren
  • Ren ¼: hay còn được gọi là bộ lọc ren 13
  • Ren 3/8: hay còn được gọi được gọi là bộ lọc ren 17
  • Ren ½: hay còn được gọi là bộ lọc ren 21
                   
4, Các thông số cần thiết để tư vấn lựa chọn bộ lọc khí nén:
- Chức năng lọc: bụi, dầu, lọc tách nước…
- Kích thước cổng kết nối và tiêu chuẩn
- Kích thước hạt lọc nhỏ nhất
- Lưu lượng khí nén
- Áp suất làm việc, áp suất max
- Xả thủ công hay tự động
- Môi trường, nhiệt độ làm việc: Vật liệu phù hợp,…
       

Những lưu ý chung khi lựa chọn và chuyển đổi van, xi lanh, bộ lọc

  •  Kết nối:

Với các dòng van, xy lanh và bộ lọc thì chủ yếu phần kết nối là kết nối Ren (Ren hệ mét và Ren hệ Inch) không tương thích với nhau được.

 

Ren hệ mét: tính bước ren bằng đơn vị mi-li-mét

Ren hệ Inch: tính bước ren bằng đơn vị 1 inch

  • Profin của ren là tam giác đều, góc ở đỉnh là 60°
  • Kí hiệu: M đi kèm kích thước đường kinh. VD: M14, M16, …
  • Kí hiệu ren bước nhỏ thì cộng thêm chỉ số về bước ren. VD: M10x0.75, M12x1, …
  • Profin của ren là tam giác cân, góc ở đỉnh là 55°
  • Bước ren được đặc trưng bằng số ren trên chiều dài 1 inch

 

 

                          

Ren hệ mét gồm:

a, Ren tam giác hệ mét: có đỉnh ren là một góc 60o và bước ren được tính bằng mm, bước ren chia làm bước thô (ứng dụng cơ bản không cần độ chính xác cao) và bước mịn (ứng dụng chính xác cao)

                              

b, Ren thang hệ thống: cũng là bước ren được sử dụng khá phổ biến, hình dạng của bước ren là hình dạng thang thay vì tam giác, và có đỉnh cao là một góc 30 độ

                           

                                               

2, Các kiểu kết nối ren:
Các tiêu chuẩn kết nối van bằng ren cũng có các chân ren khác nhau. Tuy nhiên, ren ống (NPT) là loại ren điển hình được sử dụng để kết nối với van
a, Kiểu kết nối ren NPT:
  • Dùng nhiều trong dầu khí và nhà máy điện
  • Đối với ren ngoài (Male – ren đực): ren sẽ lớn dần từ trong ra ngoài. 
  • Đối với ren trong (Female – ren cái): ren sẽ nhỏ dần từ ngoài vào trong. 
  • Đặc điểm của nó là có bước ren có một góc 60o  dẫn đến việc khi siết quá chặt hoặc không có lớp keo bảo vệ thì sẽ làm hư bước ren, dính ren hoặc rò rỉ áp suất. Cho nên khi sử dụng loại rên này chúng ta càn phải lưu ý sao cho đúng tiêu chuẩn và chính xác. 

               

b) Kiểu kết nối ren BSP – British Standard Pipe
    Cũng là kiểu ren ống, tuy nhiên tiêu chuẩn kết nối van bằng ren BSP, loại ren có góc ở đỉnh là 55o.
    Kiểu kết nối này lại được chia làm hai kiểu kết nối: Ren ống thẳng và Ren ống côn.
    + Kết nối ren BSPP – Ren ống thẳng 
  • Tiêu chuẩn được dùng chung cho các nước khu vực Châu Âu. Loại ren này được dùng phổ biến trên toàn thế giới song song với chuẩn NPT của Mỹ.
  • Là tiêu chuẩn kết nối van với ống theo kiểu kết nối ren thẳng, với lực được phân bổ trên vòng đệm giữa khớp nối ren Male (ren ngoài hay ren đực) và khớp nối ren trong Female (ren trong hay ren cái). 

                         

Kết nối ren BSPT – Ren ống côn

Tiêu chuẩn kết nối van theo kiểu nối ren này thường được dùng nhiều tại các nước Châu Á như Nhật Bản ,Trung Quốc

Kiểu ren này có đường kính tăng hoặc giảm trên chiều dài ren, và được kí hiệu bằng chữ R
Theo tiêu chuẩn của ISO 7-1 : sự ghép kín được tạo ra giữa 2 bề mặt kim loại, có thể kết hợp hai bề mặt ren côn (dùng cho ống chịu áp suất cao) hoặc bề mặt ren côn bên ngoài và bề mặt ren thẳng bên trong (dùng cho ống chịu áp trung bình).  

                       

                          Bảng tra thông số các kiểu kết nối thường sử dụng ở Van điện từ khí nén, xi lanh khí nén và bộ lọc

                       

                          

 

🌟 Hy vọng, với những thông tin về Bộ lọc khí điều áp được chia sẻ ở bên trên sẽ giúp cho quý vị hiểu rõ hơn về thiết bị này, từ đó có thêm kiến thức cơ bản để chọn mua được những sản phẩm  chất lượng phù hợp 

👉 Dimo đang là đại lý của hãng IMI Norgren chuyên về Van điện từ, xi lanh khí nén, bộ lọc điều áp. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi theo

 ☎️ Hotline: 0914602986 – 02439965886
 📩Email: info@dimovietnam.com
 🌍 Website: http://dimovietnam.com

2
3
4